Tý phí Elon Musk - ông chủ mới của nền tảng xã hội Twitter vừa đăng một hình minh họa trên nền tảng này, với những ẩn ý về những biến động trong xu hướng chính trị.

⚜
RELATED
|
☫
Trên hình mình họa, vào năm 2008, Elon Musk đứng gần với anh bạn theo chủ nghĩa tự do (cánh tả), lệch qua mốc “trung dung”, nên có thể gọi là đang theo trường phái “thiên tả”.
Vào năm 2012, Elon Musk vẫn đứng nguyên vị trí ấy, nhưng anh bạn tự do kia chạy xa hơn, cấp tiến hơn nên giờ vị trí của Elon đã rơi vào trung điểm giữa hữu và tả, nên có thể gọi là đang theo trường phái “trung dung”.
Đến năm 2021, cũng ở nguyên vị trí ấy, nhưng giờ Elon Musk đã trở thành “thiên hữu” và được cánh hữu chào đón như đồng minh; khi anh bạn cấp tiến kia lại đạt một mốc cấp tiến mới.
Trong hệ thống chính trị tả-hữu, chính trị cánh tả (đôi khi được gọi là trường phái cấp tiến, tự do) dùng để chỉ khuynh hướng chính trị ủng hộ sự công bằng và tiến bộ trong xã hội, thường phản đối sự phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội và thường gắn với nhà nước phúc lợi. Cánh tả thường thể hiện qua các phong trào chống lại những bất công trong xã hội như phong trào nữ quyền, dân quyền, quyền LGBT, đa văn hoá, phản chiến và bảo vệ môi trường.
Trong những năm gần đây, trường phái cánh tả cũng gắn liền với chủ nghĩa toàn cầu, khuyến khích các dòng di cư toàn cầu, biên giới mở, hoà tan văn hoá bản địa.
Những người theo xu hướng cực tả thường ủng hộ những phong trào đảo ngược các trật tự và chuẩn mực xã hội hiện tại.
Về mặt chính trị, Đảng Dân chủ tại Mỹ hiện đại diện cho trường phái cánh tả.
Ngược lại, cánh hữu (đôi khi gọi là trường phái bảo thủ) đề cao sự phân tầng xã hội và hệ thống phân cấp cũng như chủ nghĩa Quốc gia dân tộc; tôn trọng và bảo vệ tôn giáo tín ngưỡng - tâm linh; nhấn mạnh tôn ti trật tự, lòng yêu nước, sự hoà hợp trong xã hội và trách nhiệm của cá nhân với xã hội; đề cao tính chất kỷ luật, tôn trọng các giá trị truyền thống cũng như các khuôn khổ xã hội.
Trong những năm gần đây, trường phái cánh hữu có xu hướng chống lại chủ nghĩa toàn cầu đang dâng cao, thể hiện rõ qua chủ trương kiểm soát chặt vấn đề biên giới và nhập cư, cố gắng bảo toàn văn hoá và tôn giáo bản địa truyền thống trước các làn sóng từ người nhập cư.
Về mặt chính trị, Đảng Cộng hoà tại Mỹ hiện đại diện cho trường phái cánh hữu.