Trong các cuộc vận động gần đây ở Bắc Carolina và Georgia, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald J. Trump đã trình bày kế hoạch khôi phục ngành sản xuất của Hoa Kyf, với các công cụ nhằm ngăn cản các công ty trong nước chuyển nhà máy ra nước ngoài trong khi thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đến. Một số sáng kiến trong kế hoạch được xem là lần đầu tiên được nhắc đến.
Đám đông hò reo tại sự kiện tập hợp cử tri của Trump ở North Carolina khi chuyên cơ Trump Force One xuất hiện trên bầu trời |
RELATED
|
☫
Theo kế hoạch của Trump, các tập đoàn trong nước đặt nhà máy ở nước ngoài sẽ phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn (có thể là 200%) đối với các sản phẩm được sản xuất tại đó khi nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ. Chính sách này sẽ vô hiệu hóa đáng kể khả năng tiếp cận thị trường trong nước của chính họ.
Các tập đoàn như vậy cũng sẽ không đủ điều kiện để được hưởng mức cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 15% (từ mức gần đây là 21%). Mức cắt giảm thuế này chỉ áp dụng cho các công ty có nhà máy sản xuất trong nước.
Trump tin rằng mức thuế suất giảm, chi phí năng lượng rẻ hơn sẽ giúp mang lại hàng nghìn tỷ đô la cho Hoa Kỳ và người lao động trong nước sẽ không còn lo lắng về việc mất việc làm vào các quốc gia khác.
Cựu tổng thống cũng nhắc lại các chính sách của mình về việc không đánh thuế tiền boa, không đánh thuế giờ làm thêm và không đánh thuế phúc lợi an sinh xã hội của người cao tuổi.
Trái ngược với kế hoạch thuế của Trump, Phó Tổng thống Kamala Harris dường như nghĩ đến việc tăng thuế doanh nghiệp.
Trong một cuộc phỏng vấn với MSNBC vào ngày 25 tháng 9, để trả lời cho kế hoạch của Kamala nhằm cung cấp khoản hỗ trợ "25.000 đô la cho những người mua nhà lần đầu để trang trải khoản thanh toán ban đầu", người dẫn chương trình đã hỏi bà về cách kiếm đủ số tiền cần thiết cho khoản tiền lớn như vậy hoặc phải vay mượn từ các quốc gia khác. Kamala trả lời rằng bà sẽ tăng thuế doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã đồng ý với bà là "trả phần công bằng" của họ trong kế hoạch trên.