07/03/2025

Thượng đỉnh Brussels: Zelenskyy kêu gọi tịch thu tài sản đang đóng băng của Nga, nhưng EU e dè

Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels vào ngày 6 tháng 3 năm 2025 về cơ bản đã không thống nhất được lập trường chung về cách thức tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Lý do chính cho cho sự thất bại này là chưa xác định được nguồn tiền dành cho viện trợ.


RELATED




Trong bối cảnh các nền kinh tế lớn của EU đều đang chịu thâm thủng ngân sách tăng cao, các nhà lãnh đạo EU không tập trung thảo luận Ủy ban EU và mỗi quốc gia thành viên sẽ đóng góp bao nhiêu cho gói viện trợ mới dành cho Ukraine. Thay vào đó, họ chủ yếu tranh luận về việc có nên trưng dụng khoảng 227 tỷ đô la tài sản bị đóng băng của Nga đang nằm trong hệ thống tài chính của châu Âu kể từ khi bắt đầu chiến tranh Ukraine hay không.

Cho đến nay, nhóm G7 đã viện trợ cho Ukraine khoảng 50 tỷ đô la bằng cách sử dụng lãi suất tích lũy trên các tài sản bị đóng băng của Nga.

Tổng thống Ukraine Zelenskyy đã thành công trong việc tập hợp một số quốc gia láng giềng, như Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania để kêu gọi tịch thu tiền của Nga để chi trả cho việc tái thiết Ukraine, và đặc biệt là viện trợ khẩn cấp tại thời điểm này khi Hoa Kỳ đang tạm dừng mọi viện trợ quân sự.

Tuy nhiên, Đức, Pháp và Bỉ cảnh báo về hậu quả pháp lý và tài chính về sau nếu trưng dụng tài sản của Nga vào lúc này. "Các quốc gia kêu gọi tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga nên nhận thức được những rủi ro kinh tế. Điều này có thể gây sốc cho hệ thống tài chính toàn cầu.", Thủ tướng Bỉ Bart De Wever cho biết.

Bất kỳ Thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine nào trong tương lai chắc chắn sẽ bao gồm phương án đối với các tài sản bị đóng băng của Nga - về cơ bản và mặt pháp lý, chúng vẫn thuộc quyền sở hữu của Nga.  Do đó, bất kỳ động thái nào đối với các tài sản này ở giai đoạn hiện nay sẽ khiến các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai trở nên phức tạp và trong tình huống xấu nhất, những nước đã tịch thu và sử dụng hết số tiền đó có thể sẽ phải bồi thường cho Nga.

Ngoài ra, “đổ thêm viện trợ quân sự, gửi quân riêng tham chiến” trong khi “đề xuất một lệnh ngừng bắn tạm thời” là những chương trình nghị sự mâu thuẫn nhau. Sẽ rất khó để Nga tin vào tính trung thực của bất kỳ đề xuất ngừng bắn nào và chấp nhận nó nếu như đối thủ lại đang tập hợp thêm lực lượng.

Nhìn chung, EU dường như vẫn chưa quyết định nên đi theo con đường nào: tập hợp tất cả các lực lượng để đánh bại Nga hay bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình ngay lập tức.

Năm 2023, năm gần đây nhất có dữ liệu toàn diện, Eurostat báo cáo tỷ lệ thâm hụt của chính phủ trên GDP như sau:
  • Đức: Ghi nhận mức thâm hụt là -2,6% GDP. Là nền kinh tế lớn nhất EU, với GDP khoảng 4,5 nghìn tỷ euro, điều này tương đương với mức thâm hụt khoảng 117 tỷ euro. Tuân thủ tài chính của Đức tương đối tốt, mặc dù vẫn vượt ngưỡng 3% của Hiệp ước ổn định và tăng trưởng của EU.
  • Pháp: Có mức thâm hụt là -5,5% GDP. Với GDP khoảng 2,8 nghìn tỷ euro, tương đương khoảng 154 tỷ euro. Pháp liên tục thâm hụt cao hơn, phản ánh chi tiêu công đáng kể của nước này.
  • Ý: Ghi nhận mức thâm hụt -7,2% GDP, cao nhất trong số các quốc gia này. Với GDP khoảng 2,1 nghìn tỷ euro, tương đương khoảng 151 tỷ euro. Mức thâm hụt lớn của Ý gắn liền với gánh nặng nợ nần đáng kể và những thách thức kinh tế của nước này.
  • Tây Ban Nha: Ghi nhận mức thâm hụt -3,6% GDP. Với GDP khoảng 1,5 nghìn tỷ euro, tương đương khoảng 54 tỷ euro. Tây Ban Nha đã giảm thâm hụt kể từ đỉnh điểm sau đại dịch nhưng vẫn cao hơn giới hạn 3% của EU.
  • Ba Lan: Có mức thâm hụt -5,1% GDP. Với GDP khoảng 0,8 nghìn tỷ euro, tương đương khoảng 41 tỷ euro. Mức thâm hụt của Ba Lan phản ánh mức chi tiêu tăng, một phần là do lo ngại về an ninh khu vực.
Trên toàn EU, thâm hụt ngân sách trung bình của chính phủ là -3,5% GDP vào năm 2023, tăng từ -3,2% vào năm 2022, lên tới khoảng 600 tỷ euro so với tổng GDP của EU là 17,2 nghìn tỷ euro. Trong số các nền kinh tế lớn nhất, Ý và Pháp nổi bật với mức thâm hụt cao hơn nhiều so với mức trung bình của EU và ngưỡng 3% do Hiệp ước ổn định và tăng trưởng đặt ra, trong khi Đức và Tây Ban Nha gần hoặc chỉ vượt quá giới hạn đó một chút. Ba Lan nằm ở giữa nhóm này.
Những con số này dựa trên bản phát hành tháng 10 năm 2024 của Eurostat, phản ánh dữ liệu do các quốc gia thành viên EU báo cáo.

TIÊU ĐIỂM