03/10/2024

Người Mỹ tương trợ nhau sau bão Helene

NHANVAT – 6 ngày sau khi bão Helene tàn phá 6 tiểu bang ỏ Mỹ, những nỗ lực cứu hộ và cứu trợ các nạn nhân bị ảnh hưởng dường như vẫn nhờ chủ yếu vào người dân, trong khi sự hỗ trợ từ các lực lượng liên bang còn rất hạn chế.

Bãi biễn Florida sau cơn bão Helene 2024


RELATED







Tính đến ngày 4/10, con số người chết vì cơn bão đã tăng lên 200 và dự kiến còn tăng cao hơn nữa vì hiện chưa có thống kê đầy đủ và chưa thể tiếp cận nhiều khu vực bị ảnh hưởng.

Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất chủ yếu là vùng nông thôn xa cách và vùng núi hiểm trở, trong khi nhiều tuyến đường bị hư hỏng hoặc vẫn bị bùn lầy, phương án duy nhất là dùng trực thăng để tìm kiếm những người sống sót. Không hiểu vì lí do gì, đến nay chính quyền Mỹ vẫn chưa huy động trực thăng quân đội tìm kiếm. Trong khi đó, nhiều người dân có trực thăng riêng đã kêu gọi nhau tự tổ chức các chuyến bay tìm kiếm người sống sót.

Người dân từ các vùng khác cũng đóng góp hiện vật hoặc tiền mặt hoặc chuyển tiền vào các quỹ từ thiện để mua các nhu yếu phẩm gửi đến các vùng bị ảnh hưởng. Một số clip do người dân đăng lên cho thấy nhu yếu phẩm hỗ trợ tại các trạm cứu hộ hiện nay chủ yếu là từ đóng góp của người dân, còn hàng hóa của chính phủ vẫn chưa thấy đâu.

Tỷ phú Elon Musk, theo lời kêu gọi của cựu Tổng thống Donald Trump, đóng góp 300 trạm viễn thông di động Starlink đồng thời miễn phí 1 tháng sử dụng cho người dùng. Ivanka, con gái của Trump, dùng máy bay trong hệ thống từ thiện của mình để vận chuyển các trạm Starlink và lương thực, nhu yếu phẩm đến North Carolina. Trump cũng kêu gọi quyên góp được 4,6 triệu USD trong một chiến dịch GoFundMe.

Mạng viễn thông của nhiều vùng, kể cả internet và di động, vẫn chưa hoạt động trở lại. Starlink hiện là giải pháp duy nhất và nhanh chóng nhất để giúp người dân nối lại liên lạc.

Chính phủ Biden-Harris cũng ra thông báo hỗ trợ 750 USD cho mỗi hộ bị ảnh hưởng. Mức hỗ trợ ít ỏi này gây làn sóng phẫn nộ đối với nhiều người vì xét bối cảnh nhiều nạn nhân đã mất tất cả, từ nhà cửa, tài sản, đến cơ sở kinh doanh. Người dân phản ứng càng mạnh mẽ khi được biết chính phủ đã giành khoảng 1 tỷ USD để hỗ trợ nhà ở và lương thực miễn phí cho người nhập cư bất hợp pháp, và vừa cam kết hỗ trợ nhiều tỷ đô la viện trợ cho nước ngoài như Ukraine, Đài Loan ...

Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) ra thông báo sắp hết ngân sách hoạt động để khắc phụ hậu quả của bão Helene. Để có thêm ngân sách, Quốc hội Mỹ sẽ phải nhóm họp trức ngày bầu cử Tổng thống để thông qua một dự luật ngân sách mới.

Dường như vì ngân sách eo hẹp các hoạt động của FEMA tỏ ra rất chậm chạp. Xuất hiện ngày càng nhiều video trên các mạng xã hội phản ánh FEMA đang cố tình cản trở người dân tham gia cứu hộ, tịch thu các hiện vật cứu trợ do người dân đóng góp, thậm chí giành công trạng của người dân.








TRÀO LƯU