01/12/2020

NATO đang dần xem Trung Quốc là đối thủ hơn là đối tác

Tầm nhìn chiến lược của Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO trong vài năm gần đây đã có sự thay đổi đáng kể: từ chỗ tập trung quá mức vào Nga đã bắt đầu nhắm đến Trung Quốc khi quốc gia đông dân nhất thế giới này đang âm thầm tăng cường khả năng tác chiến trên mạng và sức mạnh quân sự trên khắp thế giới, kể cả ở châu Âu. Sự thay đổi các ưu tiên này có thể thúc đẩy NATO hướng tới một tầm nhìn mang tính toàn cầu hơn thay vì tính khu vực, kéo NATO đến gần hơn với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

_________

@ Trung Quốc đang tiến sát và sẽ lấn sân NATO?


Bài liên quan:






Một sự thay đổi đang diễn ra trong tư duy quân sự toàn cầu. NATO, được cho là liên minh quân sự thành công nhất trong lịch sử, đang dần dần tiến tới việc biến Trung Quốc thành một đối thủ quân sự. Trước đây, phương Tây tránh liên quan đến NATO trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy.

 

Tại sao Trung Quốc trở thành “đối thủ” của NATO?

 

Sự trỗi dậy về quân sự và kinh tế của Trung Quốc, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) đầy tham vọng, và sự bành trướng tinh vi ngày càng gia tăng ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong thập kỷ qua đã khiến nước này vấp phải sự phản đối gay gắt từ Mỹ.

 

Có vẻ như, nếu NATO  vẫn tập trung vào khu vực địa chính trị truyền thống, tức là Châu Âu – Đại Tây Dương thì với tốc độ leo thang ảnh hưởng như hiện nay, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thậm chí Châu Á - Ấn Độ Dương sẽ ngày càng nằm dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc. NATO ngày càng nhận thấy mình cần có tiếng nói cứng rắn hơn trong các vấn đề Á – Âu.







Đây không chỉ là vấn đề cảm tính mà nó liên quan đến những số liệu và sự kiện quân sự. Trước hết ngân sách quốc phòng 260 tỷ USD công bố chính thức của Trung Quốc thực tế có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chi tiêu khổng lồ cho quân sự, theo một số nhà phân tích nhận định ngân sách này thực ra có khả năng tương đương 70% ngân sách quốc phòng của Mỹ và xếp thứ 2 trên thế giới.

 

Hợp tác quân sự của Trung Quốc với Nga tiếp tục phát triển và trải dài từ Trung Á, Địa Trung Hải, Vịnh Ba Tư và thậm chí đến cả Biển Baltic. Và một sự thật quan trọng không kém: những vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể âm thầm đến tay những thế lực đen tối trong lòng châu Âu.

 

Gần đây Trung Quốc đã cho trình diễn rất nhiều hệ thống vũ khí quân sự tiên tiến mới, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới có thể vươn tới toàn bộ Châu Âu và Hoa Kỳ; vũ khí siêu thanh, tàu lượn; và họ cũng triển khai hàng trăm tên lửa tầm trung có thể vi phạm Hiệp ước Hạt nhân tầm trung INF nếu Trung Quốc là một phần của hiệp ước đó.

 


Tên lửa đạn đạo DF-26 lần đầu tiên được nhìn thấy trước công chúng tại một cuộc diễu hành quân sự vào năm 2015. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc năm 2019 đã gửi tên lửa đạn đạo DF-26 tới khu vực phía tây bắc của Trung Quốc trong một nỗ lực là tăng cường huấn luyện lực lượng tên lửa của họ.


Trung Quốc thậm chí đã thâm nhập đáng kể vào thị trường quốc phòng châu Âu. Gần đây, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã thông báo về việc đất nước ông mua 6 máy bay không người lái chiến đấu CH-92A do Trung Quốc chế tạo (UCAV). Điều này sẽ đưa quân đội Serbia trở thành quân đội châu Âu đầu tiên sử dụng máy bay chiến đấu không người lái của Trung Quốc.

 

Về mặt kinh tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Âu được thể hiện rõ qua sự hợp tác liên quan đến Sáng kiến Vành đai – Con đường BRI với Ý, mua cảng ở Hy Lạp, quan hệ sâu rộng với Thổ Nhĩ Kỳ và thiết lập cơ chế 17+1, bao gồm các quốc gia Trung và Đông Âu.

 

Và một tác nhân đáng kể cho sự chuyển dịch về chiến lược của NATO chính là Tổng thống Mỹ Donald Trump – người kể từ khi nằm quyền đã có lập trường rất cứng rắn với Trung Quốc trên cả phương diện kinh tế lẫn chính trị.

 






Sự thay đổi trong cách tiếp cận của NATO đối với Trung Quốc biểu hiện thế nào?

 

Trong cuộc gặp song phương với Tổng thống Trump vào năm 2019, Tổng thư ký NATO STOLTENBERG từng phát biểu: “Và chúng ta, với tư cách là một Liên minh, lần đầu tiên cũng giải quyết các tác động an ninh của sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

 

Ông cũng nói thêm: “Đó không phải là về việc đưa NATO sang Biển Đông, mà là việc tính đến thực tế Trung Quốc đang tiến lại gần chúng ta hơn. Chúng ta thấy thấy họ ở Bắc Cực. Chúng ta thấy họ ở Châu Phi. Chúng ta thấy họ đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng châu Âu. Và, tất nhiên, chúng ta thấy Trung Quốc trên không gian mạng”.

 

Trong Báo cáo “NATO 2030” về việc đề xuất cải tổ khối liên minh ở ven Đại Tây Dương được công bố 1/12/2020, có đoạn nêu “Trung Quốc không còn là đối tác thương mại hiền lành mà phương Tây từng trông mong. Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy trong thế kỷ của chúng ta, và NATO phải thích ứng”.

 

Một trong những đề xuất phản ứng của NATO là khối này cần phải duy trì lợi thế công nghệ so với Trung Quốc, bảo vệ mạng máy tính và cơ sở hạ tầng.

 

Báo cáo còn đề xuất rằng khối liên minh gồm 30 thành viên cũng có thể củng cố quan hệ chặt chẽ hơn với các nước không thuộc NATO như Australia, và tập trung nhiều hơn vào khả năng răn đe, phòng thủ không gian xét đến tình hình Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các loại tên lửa và máy bay chiến đấu.

 






Trong các bình luận đưa ra hôm thứ Hai 30/11, trước khi báo cáo được công bố, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra "ta".

 

Các nhà ngoại giao trích dẫn báo cáo nói rằng NATO nên xem xét đưa Trung Quốc vào văn kiện chiến lược tổng thể chính thức của khối có tên là "Khái niệm chiến lược", nhưng sẽ không gọi Trung Quốc là một đối thủ.

 

Báo cáo sẽ được các ngoại trưởng NATO thảo luận vào thứ Ba 1/12 trước khi được trình lên các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của liên minh vào năm tới. Trên thực tế, không phải tất cả các khuyến nghị trong báo cáo sẽ được khối chấp thuận thông qua. Do vậy, chúng ta sẽ chờ để xem một khi các vấn đề chiến lược được xác định và thông qua về mặt pháp lý, NATO sẽ có những kế hoạch cụ thể để triển khai.

Tìm kiếm



ĐIỆN ẢNH



THỜI SỰ



KHOA HỌC



TRÀO LƯU